Thực trạng nghề nuôi yến
Bà Lâm
Bảo Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Yến sào Nha Trang Bảo Yến Đà Thành- cho biết,
trước đây, khi công nghệ nuôi yến trong nhà chưa ra đời thì chim yến chỉ sinh
sống ngoài đảo. Kể từ khi công nghệ nuôi yến phát triển, chim yến có thể sống
được ở trong đất liền ấm áp và thuận tiện hơn làm cho việc bảo tồn và phát
triển loài chim quý này ngày càng tăng. Tại nhiều khu vực đô thị, nhiều người
đầu tư nhà yến, vừa thuận lợi cho việc phát triển tăng đàn lại giúp chủ nhà yến
thuận lợi hơn trong việc quản lý, giảm chi phí đầu tư.
“Chim
yến là loài chim quý tạo ra món thực phẩm tốt cho sức khỏe. Việc phát triển các
nhà nuôi yến cũng là góp phần vào việc bảo tồn và phát triển loài chim quý của
Việt Nam và thế giới. Chim yến lại có lợi cho nông nghiệp vì thức ăn của nó
chính là các côn trùng như: rầy nâu, các loài côn trùng bay…”, bà Khánh cho
biết thêm.
Theo
thống kê sơ bộ, hiện ở Việt Nam số nhà yến có trên 10.000 nhà, trong đó hơn 50%
ở khu vực đô thị. Phong trào nuôi chim yến ở các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ –
Tây Nguyên phát triển mạnh, cho sản lượng lớn còn ở miền Trung ở mức độ thấp
hơn, nhưng hiện nay ở nhiều địa phương phong trào nuôi yến ngày càng gia tăng,
như Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Nam…
Việc
người dân lo lắng về dịch bệnh, ông Sỹ cho biết, chưa có cơ sở khoa học và chưa
có cơ cở y tế nào chứng minh có dịch cúm gia cầm trên đàn yến. Bản thân miễn
dịch, nó không đậu chỗ nào, trừ khi về tổ. Mỗi ngày yến bay 12-15 tiếng đồng
hồ, tối về tổ và ngủ tại đó. Thức ăn là những côn trùng phù du (ruồi dấm, bù
du, sinh vật nhỏ) bay trong môi trường, uống nước chỉ chao liệng đớp nước nên
không hề có chuyện dịch bệnh lây lan.Thời gian gần đây, có thông tin cho rằng,
một số địa phương trong cả nước sẽ cấm việc nuôi yến trong đô thị khiến nhiều
người nuôi hết sức trăn trở. Ông Trần Phước Sỹ, Giám đốc Công ty TNHH Yến sào
Nha Trang Tiên Sa (đóng tại Đà Nẵng), Chi hội Yến sào Nha Trang Quảng Đà cho
hay, về tiếng ồn thì có nhưng chỉ đo được 30 – 40dB (trên 70 dB mới quá mức cho
phép). Nếu làm nhà yến đúng tiêu chuẩn thì không ảnh hưởng nhiều đến những nhà
yến xung quanh.
Nghề nuôi yến cần phải được quy hoạch rõ ràng
Theo
ông Sỹ, đề xuất các tỉnh thành ở miền Trung khẩn trương triển khai đề án vùng,
khu vực nuôi chim yến tập trung (như làng yến Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), Gò
Công (Tiền Giang), Rạch Giá, Hà Tiên (Kiên Giang)… Những vùng không tập trung
đề nghị đồng ý cho nuôi chim yến ở những vùng ven, ngoài đô thị để bà con an
tâm tập trung làm kinh tế hộ gia đình.
“Nếu
nói di dời nhà yến đi chỗ khác đồng nghĩa với việc xóa bỏ hoàn toàn nhà yến đó,
chủ nhà sẽ phải xây lại nhà mới và bắt đầu dụ chim lại từ đầu khiến họ lao đao
(chi phí đầu tư một nhà yến hiện nay ít nhất là 1 tỷ đồng)”, bà Khánh trăn trở
và kiến nghị: “Không nên xóa bỏ nhà yến cũ đã hoạt động tính đến thời điểm này.
Nên ra những quy định chặt chẽ về việc nuôi yến trong đô thị như về tiếng ồn,
hoặc mùi…; hạn chế cấp phép xây nhà yến mới trong đô thị, khuyến khích phát
triển ra ngoài đô thị”.Bà Lâm Bảo Khánh đề cập thêm, nuôi yến là công nghệ rất
đặc biệt, nó khác hoàn toàn tất cả hình thức nuôi gia súc gia cầm khác. Xây lên
nhà yến rồi dụ chim về ở, hoàn toàn không giam cầm. Suốt ngày chim yến bay
12-15 tiếng đồng hồ rồi tối mới về lại tổ.
Ông Đỗ
Ngọc Nông, Phó Chủ tịch Hội Yến sào Nha Trang Việt Nam, Giám đốc Công ty Dịch
vụ thương mại Phúc Hiền (Đà Nẵng) cho biết, với vai trò cá nhân cũng như nhiều
doanh nghiệp nuôi yến khác, tôi rất mong muốn Nhà nước có quy chế nhằm bảo tồn yến
sào Nha Trang Việt Nam để chim yến có nơi sinh sống ổn định, cho nhiều tổ, từ
đó người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm yến với giá hợp lí. Bên cạnh đó, tạo
thêm nguồn thu cho ngân sách và tránh được tình trạng độc quyền của một
số đơn vị nuôi chế biến sản phẩm yến đảo.
Thị
trường khan hiếm“Về việc nuôi nhà yến ở khu đô thị cũng khó vì chưa có quy định
rõ ràng, còn không cấm thì phát triển tràn lan, sau này lại khó quản lý. Nên
chăng, Đà Nẵng cũng như một số địa phương khác có nhiều chim yến cần gấp rút
quy hoạch làng yến, có định hướng, quy chế cụ thể để tạo điều kiện phát triển
ngành yến bài bản như một số nước Đông Nam Á”, ông Nông kiến nghị.
Yến là
sản phẩm quý mà chỉ có ở vùng Đông Nam Á. Yến làm tổ bằng nước dãi vào mùa sinh
sản từ tháng 2 đến tháng 8. Chim bố mẹ nhả nước nước dãi của mình ra như hình
thù vỏ sò và đẻ trứng, ấp nở, nuôi con trong chiếc tổ cho đến khi yến con bay
đi sau đó người nuôi chim yến mới lấy chiếc tổ đó (chỉ thu lượm sản phẩm thừa).
Hiện
sản lượng yến nhập chính ngạch mỗi năm trên 10 tấn/năm; không chính ngạch (buôn
lậu) cũng khoảng 10 tấn. Sản lượng yến của Việt Nam từ nhà nuôi hiện ước khoảng
6-8 tấn/năm. Nhu cầu ở Việt Nam cần nhiều, chưa kể một số nước lân cận nên sản
lượng yến trong nước khan hiếm. Giá cả hiện nay, yếu nuôi 30-50 triệu đồng/kg;
yến đảo 80-120 triệu đồng/kg.
Để được
sử dụng sản phẩm tốt, ông Trần Phước Sỹ khuyến cáo, người tiêu dùng nên mua yến
ở những cơ sở có thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cẩn trọng hàng trôi
nổi ngoài thị trường, các chợ, điểm du lịch, tránh mua hàng tạp, nhái, giả…Hiện
nay trên thế giới chỉ có 6 nước nuôi yến và xuất khẩu, dẫn đầu là Indonesia,
Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippines, hiện đang khảo sát tại
Lào và triển khai nuôi thí điểm…
“Vì một
ngành yến Việt Nam còn rất non trẻ, rất mong cơ quan chức năng cũng như chính
quyền các địa phương quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để ngành yến Việt Nam được
nhà nước công nhận là ngành nghề hợp pháp, được vươn cao, vươn xa”, ông Sỹ cũng
như đông đảo chủ nhà yến mong muốn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét